Não bộ ngoài 3 phần với các thùy, các vùng đã nêu trước thì còn được nuôi dưỡng bởi các mạch máu và có một rừng các tế bào thần kinh và các tế bào đệm (bộ não được tạo thành từ 2 loại tế bào này: neuron thần kinh và tế bào thần kinh đệm).

Gốc tự do

Hệ thần kinh nói chung được chia thành hệ thần kinh trung ương và hệ thần kinh ngoại biên. Hệ thần kinh trung ương bao gồm não, các dây thần kinh sọ và tủy gai. Hệ thần kinh ngoại biên gồm các dây thần kinh gai sống bắt nguồn từ tủy gai và hệ thần kinh tự chủ (thần kinh thực vật) gồm hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm.

Có 12 đôi dây thần kinh sọ được đánh số xuất phát từ não như sau:

  1. Dây thần kinh khứu giác: mùi
  2. Dây thần kinh thị giác: thị trường và thị lực
  3. Dây thần kinh vận nhãn: cử động mắt, mở mí mắt
  4. Dây thần kinh ròng rọc: cử động mắt
  5. Dây thần kinh sinh ba: cảm giác ở mặt
  6. Dây thần kinh vận nhãn ngoài: cử động mắt
  7. Dây thần kinh mặt: khép mi mắt, biểu hiện trên khuôn mặt, cảm giác về mùi vị.
  8. Dây thần kinh tiền đình ốc tai: nghe, thăng bằng
  9. Dây thần kinh thiệt hầu: cảm giác về mùi vị, nuốt
  10. Dây thần kinh lang thang: nuốt, cảm giác về mùi vị
  11. Dây thần kinh phụ: điều khiển các cơ cổ và vai
  12. Dây thần kinh hạ thiệt: cử động lưỡi

Não bộ ngoài 3 phần với các thùy, các vùng đã nêu trước thì còn được nuôi dưỡng bởi các mạch máu và có một rừng các tế bào thần kinh và các tế bào đệm (bộ não được tạo thành từ 2 loại tế bào này: neuron thần kinh và tế bào thần kinh đệm).

Các tế bào thần kinh đệm là tế bào thần kinh không neuron, làm nhiệm vụ nâng đỡ và nuôi dưỡng, duy trì cân bằng nội mô, hình thành myelin, và tạo điều kiện cho tín hiệu được truyền đi trong hệ thần kinh. Các tế bào này nhiều gấp 50 lần so với tế bào neuron thần kinh.

Các tế bào neuron thần kinh: Thế giới thực của bộ não diễn ra trong các tế bào riêng lẻ, chính là neuron. Não người trưởng thành chứa khoảng 100 tỉ tế bào thần kinh, với các nhánh, nối kết tại hơn 100 tỉ tỉ điểm. Các nhà khoa học gọi cái mạng lưới đâm nhánh chằng chịt này là “rừng tế bào thần kinh”. Các tế bào thần kinh là loại tế bào chính bị phá hủy trong bệnh Alzheimer’s. Các tín hiệu di chuyển qua rừng thần kinh tạo nên cơ sở của trí nhớ, tư duy, và cảm xúc.

Nhiều bệnh thoái hóa thần kinh là do gốc tự do gây nên

Không chỉ tiêu tốn kinh phí khổng lồ cho điều trị, nhóm bệnh thoái hóa thần kinh còn được Tổ  chức Y tế thế giới (WHO) nhận định là cuộc khủng hoảng sức khỏe nghiêm trọng của thế kỷ. Dưới tác hại của gốc tự do, bộ não phải hứng chịu nhiều bệnh lý, điển hình như:

Suy giảm trí nhớ: Gốc tự do làm xơ hóa các bao myelin và các đầu sợi trục tế bào thần kinh, khiến liên kết giữa các tế bào này với nhau bị giảm cả về số lượng lẫn chất lượng, từ đó các chức năng não dần rối loại và gây suy giảm trí nhớ. Ở hình thức nhẹ, bệnh nhân có biểu hiện đãng trí, trí nhớ giảm, trong khi nhận thức và sinh hoạt bình thường.

Nhiều bệnh thoái hóa thần kinh là do gốc tự do gây nên

Tuy nhiên, có khoảng 50% số người bị suy giảm trí nhớ sẽ chuyển thành bệnh sa sút trí tuệ,  3 năm sau đó. Thống kê gần đây cho thấy có tới 30% giới văn phòng gặp các vấn đề về trí nhớ.

Sa sút trí tuệ: Những tác hại của gốc tự do lên tế bào thần kinh cũng chính là nguyên nhân dẫn đến sa sút trí tuệ – một hội chứng bao gồm nhiều bệnh. Người bị sa sút trí tuệ thường có biểu hiện giảm trí nhớ, rối loạn ngôn ngữ vận động…

Bệnh làm giảm chất lượng cuộc sống một cách trầm trọng và thường diễn tiến xấu dần, hậu quả là người bệnh bị mất khả năng tư duy, không tự chăm sóc được bản thân và có thể tử vong.

Bệnh Alzheimer: Đây là bệnh lý tiêu biểu nhất của sa sút trí tuệ, (chiếm 70 – 80%  trường hợp). Gốc tự do là tác nhân quan trọng của quá trình sinh bệnh, chúng phá hủy tế bào thần kinh và làm tổn hại nhu mô trên toàn bộ não, thúc đẩy hình thành các búi sợi tơ thần kinh và các mảng lão hóa (amyloid). Bệnh nhân Alzheimer thường tử vong trong khoảng 8 – 10 năm.

Bệnh lý đau thần kinh đầu

Bệnh Parkinson: Gốc tự do góp phần vào quá trình thoái hóa tế bào thần kinh não ở vùng chất đen, gây giảm sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh, ảnh hưởng đến sự điều hòa vận động của cơ thể.

Bệnh có 4 triệu chứng kinh điển gồm: run, cứng cơ, chậm chạp và rối loạn tư thế. Ở giai đoạn sớm, người bệnh có thể gặp tình trạng mệt mỏi, đau cơ, vụng về ngay cả với các thao tác đơn giản, rối loạn chữ viết, suy giảm nhận thức…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *