Có nhiều dấu hiệu để bạn nhận ra đôi mắt mình đang bị xuống cấp, điển hình là mỏi, đau, mờ mắt, vùng da xung quanh mắt nhăn nheo và mắt bị thâm. Lúc này việc tìm ra giải pháp chống lão hóa mắt thực sự cần thiết.
Ở tuổi 40, thị lực bắt đầu giảm đi, do đó bạn hãy chủ động kiểm tra thị lực và bảo vệ cửa sổ tâm hồn của mình. Tiến sĩ Sandra khuyên, khi ra đường, mọi người nên đeo kính râm để tránh tổn thương mắt. “Quá nhiều ánh nắng mặt trời có thể gây bệnh đục thủy tinh thể. Do đó, kính mát là một công cụ bảo vệ mắt khỏi tia UV-A và UV-B”.
Mặt khác, Heather Mangieri, thành viên Viện dinh dưỡng Mỹ cho rằng, dinh dưỡng lành mạnh cũng góp phần quan trọng trong việc bảo vệ mắt. Một chế độ ăn với nhiều trái cây và rau quả sẽ cung cấp đầy đủ các chất chống ôxy hóa, vitamin và khoáng chất, giúp làm chậm quá trình suy giảm thị lực.
Nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa ở người cao tuổi là tình trạng thoái hóa điểm vàng. Nó ảnh hưởng đến 9,1 triệu người Mỹ trên 40 tuổi. “Thoái hóa điểm vàng có xu hướng di truyền. Tuy nhiên chúng ta có thể sử dụng dinh dưỡng, cụ thể là một chế độ ăn uống giàu chất lycopene (tìm thấy trong trái cây và rau quả màu đỏ) và chất chống ôxy hóa giúp làm chậm tiến trình suy giảm thị lực”, Mangieri nói trên trang Healthnews.
Khô mắt
Theo các chuyên gia nhãn khoa, khi xuất hiện thường xuyên hiện tượng ngứa mắt, đỏ mắt, chảy nước mắt, mỏi mắt…ở độ tuổi trung niên thì đấy chính là những biểu hiện của bệnh khô mắt. Ngoài ra, còn có các biểu hiện kèm thường như: cảm giác kích thích, bất ổn tại mắt,, cảm giác như có dị vật trong mắt, nóng rát như phải bỏng, thỉnh thoảng bị mờ nhất thời, ra gỉ mắt trong và nhầy, cảm giác ngứa mắt, mỏi và nặng mi mắt. Nếu ở thể nặng, bệnh nhân thấy đau rát thực sự mỗi khi chớp mắt.
Các hiện tượng này dễ dàng xuất hiện khi mắt tiếp xúc các điều kiện như ra gió, đọc sách lâu, ở trong phòng có điều hòa nhiệt độ nên rất chủ quan, ít chịu chữa trị nghiêm túc. Tuy nhiên nếu không được điều trị kịp thời và đúng lúc, khô mắt nặng có thể dẫn đến viêm mắt, nhiễm khuẩn và gây sẹo bề mặt giác mạc.
Nhất là khi ở tuổi trung niên, khô mắt sẽ càng dễ gây tổn thương cho mắt, càng đẩy nhanh tốc độ lão hóa mắt. Thế nhưng, một tin mừng là các bệnh về mắt do hiện tượng lão hóa có thể phòng tránh được nếu chúng ta có một chiến lược dinh dưỡng hợp lý và chế độ “bảo dưỡng” cho đôi mắt thật tốt.
Có nhiều dấu hiệu để bạn nhận ra đôi mắt mình đang bị xuống cấp, điển hình là mỏi, đau, mờ mắt, vùng da xung quanh mắt nhăn nheo và mắt bị thâm. Lúc này việc tìm ra giải pháp chống lão hóa mắt thực sự cần thiết.
Đục thủy tinh thể
Các chuyên gia cho biết, bước vào tuổi 40, mắt bắt đầu bước vào giai đoạn lão hóa. Quá trình này bị đẩy nhanh hơn theo thời gian, làm xuất hiện bệnh đục giác mạc, đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng, cườm khô, cườm ướt nhưng phổ biến nhất là khô mắt.
Các chuyên gia khuyến cáo, để có một đôi mắt khỏe sau tuổi 40, việc bổ sung các dưỡng chất là rất cần thiết. Trong đó, đặc biệt là các dưỡng chất:
Taurine là 1 axit amin tập trung nhiều ở võng mạc, đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định mang tế bào, bảo vệ các dây thần kinh thị giác do tác dụng chống oxy hóa mạnh, chống các gốc tự do, gúp duy trì sự hoạt động ổn định của hệ thần kinh, nhất là thần kinh thị giác.
Lutein và Zeaxathin có tác dụng phòng và hỗ trợ điều trị thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể và các bệnh về sắc tố ở võng mạc.
Selenium có tác dụng làm sáng mắt do cơ chế điều hòa quá trình sinh các gốc tự do trong võng mạc.
Kẽm gluconat có tác dụng ngăn ngừa đục thủy tinh thể cũng như những bệnh lão hóa mắt do tuổi tác, làm lành các tổn thương và giúp tế bào mắt phản xạ tốt hơn với tia cực tím.
Vitamin E có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ tế bào mắt khỏi sự tấn công của gốc tự do, bảo vệ mắt tránh khỏi tác hại của tia tử ngoại, làm giảm thiểu nguy cơ đục thủy tinh thể hoặc làm chậm quá trình phát triển thủy tinh thể.
Vitamin A: Là thành phần quan trọng trong sắc tố của mắt và tham gia vào cơ chế nhìn của võng mạc, giúp tăng cường sức khỏe của niêm mạc và giác mạc mắt chống lại các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus gây nên.
Vitamin B2 là một chát mà nếu thiếu nó, sẽ xuất hiện các triệu chứng về mắt như chảy nước mắt, mắt đỏ, ngứa, viêm bờ mi, đục thủy tinh thể, sợ ánh sáng và rối loạn phân bố mạch ở giác mạc.