Dưới đây là những điều thú vị về cách đặt tên đường Sài Gòn trước năm 1975:

1.Bờ sông Sài Gòn được chia ra ba đoạn. Đầu tiên là Bến Bạch Đằng, thứ đến là Bến Chương Dương, và cuối cùng là Bến Hàm Tử.

Đó là những trận thuỷ chiến trong lịch sử chống quân Nguyên Mông của quan quân nhà Trần vào thế kỷ 13. Riêng Bến Bạch Đằng lớn nhất thì có ở đó là bức tượng của vị quốc công tiết chế Trần Hưng Đạo chỉ tay ra bờ sông.

Ở bên kia bờ sông là Bến Vân Đồn – nơi Trần Khánh Dư đánh tan đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ, cũng là một trận thuỷ chiến thời đó.

2. Nguyễn Thái Học, một trong số những người sáng lập Việt Nam Quốc dân đảng và lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Yên Bái.

Từ cầu Ông Lãnh đổ xuống, bạn sẽ đi trên đường Nguyễn Thái Học, và bạn sẽ gặp phu nhân của người. Đó là Cô Giang. Song song với đường Cô Giang là đường Cô Bắc. Nguyễn Thị Giang (tức Cô Giang) là vợ Nguyễn Thái Học, và Nguyễn Thị Bắc (tức Cô Bắc) là chị của Cô Giang.

3. Điện Biên Phủ là một con đường huyết mạch tại Sài Gòn. Tên con đường này trước 1975 là đường Phan Thanh Giản – tên của vị đại thần nhà Nguyễn đã ký bản hiệp ước cắt 3 tỉnh Nam Kỳ cho Pháp. Ông chịu án oan trăm năm mà chỉ được gột rửa trong chục năm trở lại đây. Sau năm 1975, tên đường Phan Thanh Giản đổi thành đường Điện Biên Phủ. Tuy nhiên ít ai biết rằng, sự tinh tế của vị đặt tên đường ấy vẫn để lại những dấu hiệu. Đó là người con của ông: Phan Liêm, Phan Tôn vẫn ở đó. Hai con đường ngắn, nhỏ, đặt song song.

4. Phan Thanh Giản đỗ tiến sĩ và ra làm quan dưới triều Minh Mạng, vậy thì đương nhiên có đường Minh Mạng – Đấy là đường Ngô Gia Tự hôm nay. Một con đường xứng đáng với tầm vóc của Minh Mạng: to, đẹp với 3 hàng cây rợp bóng mát, mang cái hùng tâm tráng chí của bậc đế vương tham vọng nhất nhì lịch sử Việt Nam.

Nguyễn Hân sưu tầm.

Tìm hiểu về chúng tôi tại:
Fanpace: Dược phẩm 5 Phát
Website: https://5phat.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *