Tôi có một người bạn rất thích chơi game. Cậu ta thường chơi game đến tận khuya, dẫn đến mắt bị đau và cơ lưng thương tổn, vì thế bị buộc thôi việc.

Tôi đã nhìn thấy dáng vẻ say sưa của anh ta khi chơi game, và thường nói đùa với anh ta rằng:

“Lúc cậu làm việc giống như đang đốt pháo vậy, lúc nào cũng muốn bỏ chạy; lúc chơi game thì say đắm giống như đi tắm nắng mùa xuân vậy.”

Tôi cũng đã từng khuyên anh ta vô số lần: “Cậu cứ tiếp tục thế này không tốt cho sức khỏe đâu, dán mắt vào màn hình máy tính cả ngày rồi, buổi tối còn muốn tiếp tục, kiểu gì cũng mù”.

Bạn có biết anh ta giải thích việc mình nghiện chơi game như thế nào không?

Anh ta nói: “Chơi game có thể rèn luyện tính linh hoạt cho bộ não; chơi game là mốt của người trẻ tuổi; chơi game là phương pháp tốt để giảm áp lực…” Tóm lại là có lấy rổ đựng cũng không hết những lời giải thích thao thao bất tuyệt đó.

Nếu bạn cũng là người nghiện chơi game, chắc hẳn bạn còn có những lời biện hộ đặc sắc hơn cả anh ta?

Một lần, tôi đến giúp anh ta chuyển nhà. Có một chiếc giường phải chuyển đi, nhưng không gian trong phòng khá hẹp, người của công ty chuyển nhà làm thế nào cũng không chuyển chiếc giường ra được.

Anh ta bực mình, đi lên chỉ huy những người đó, chẳng mấy chốc đã khiêng được chiếc giường ra khỏi phòng.

Lúc ấy, anh ta đắc chí nói: “Cậu nhìn thấy rồi chứ? Đây chính là tác dụng của chơi game.

Người không chơi game như cậu còn lâu mới nghĩ ra cách này.”

Tôi chỉ còn nước kinh ngạc, thốt lên một câu: “Nếu cậu mở công ty chuyển nhà, ba năm sau nhất định có thể lên sàn chứng khoán.”

Mặc dù là nói đùa nhưng không khó nhận ra anh ta tích cực bảo vệ chuyện mình mê chơi game như thế nào. Lúc nào anh ta cũng muốn chứng minh mặt chính xác, tích cực của sự việc mà mình nhìn thấy, còn những người nghi ngờ và khuyên nhủ anh ta, chỉ là nhìn thấy mặt sai lầm, tiêu cực của sự việc.

Mỗi người chúng ta không ít thì nhiều đều có một vài thói quen xấu. Mặc dù những thói quen này ảnh hưởng tới sức khỏe, tâm sinh lý của chúng ta, nhưng chúng luôn luôn ở bên cạnh chúng ta, chưa bao giờ bị chúng ta bỏ rơi. Sở dĩ chúng ta không bỏ rơi chúng, là bởi vì thông qua lời giải thích hợp lí hóa, chúng ta đã giải thích những thói quen xấu này thành thói quen tốt, hoặc coi chúng không tồn tại.

Thói quen xấu cần chúng ta tiêu tốn rất nhiều tinh thần, sức lực để bảo vệ chúng. Điều đó đã chứng minh, chúng không giống ưu điểm của chúng ta – khiến chúng ta cảm thấy thoải mái, nếu không, chắc hẳn ta đã không cần phải giải thích, không cần phải dốc hết tâm tư để bảo vệ những hành vi này của mình. Những hành vi này có nhiều điểm khác biệt với hình tượng cái tôi lí tưởng, chúng ta cần phải thông qua sự giải thích hợp lí hóa để ngụy trang bản thân thành người có phẩm chất tốt đẹp. Chỉ có như thế, chúng ta mới có thể an tâm tận hưởng niềm vui giả tạo mà chúng mang tới. Khi chúng ta dồn hết sức lực để bảo vệ thói quen xấu của bản thân, chúng ta sẽ bị những thói quen xấu này khống chế.

Hẳn nhiều người đã nghe thấy người nghiện rượu giải thích về hành vi uống rượu triền miên của mình: Lúc vui uống rượu có thể khiến chúng ta càng vui hơn, lúc buồn uống rượu có thể giải sầu; uống rượu có thể kết thêm nhiều bạn, có lợi cho cả việc công lẫn việc tư; không uống rượu thì không phải đàn ông, không uống rượu thì không xứng đáng tình nghĩa huynh đệ…

Nếu họ thừa nhận uống rượu sẽ khiến tình trạng máu nhiễm mỡ của mình càng ngày càng nghiêm trọng, sẽ gây bệnh viêm gan, xơ gan hoặc viêm dạ dày mãn tính, ngoài ra còn khiến họ dễ kích động, lái xe sau khi uống rượu còn là chuyện vi phạm pháp luật, vậy thì sau đó, họ nên làm thế nào?

Không cần nghĩ cũng biết, nếu như vậy, tiếp theo, họ phải mất rất nhiều thời gian để đấu tranh với rượu. Đây là một quá trình lâu dài, cũng sẽ là một quá trình rất gian khổ. Ngược lại, giải thích hợp lí hóa những thói quen này của mình sẽ đơn giản hơn rất nhiều. Chỉ cần bộ não đưa ra phản ứng đơn giản, không mất sức, họ có thể coi những thói quen xấu này không tồn tại. Như thế, có thể tiếp tục tận hưởng niềm vui giả tạo mà những thói quen xấu này mang lại, đồng thời còn có thể bảo vệ hình tượng tốt đẹp của bản thân.

Sở dĩ chúng ta không tích cực thay đổi những thói quen xấu này là bởi vì chúng ta không muốn thừa nhận những hành vi này không tốt. Chúng ta lo sợ nếu thay đổi, không những không thể thấy hiệu quả tức thì, mà còn sẽ chứng thực chúng ta không thể làm gì chống lại những hành vi này, điều đó sẽ gây thêm tổn thương cho bản thân. Thừa nhận khuyết điểm hoặc sai lầm của mình, đối với chúng ta mà nói, chẳng khác nào hành vi hủy diệt. Thừa nhận bản thân sơ suất hoặc sai lầm về một mặt nào đó sẽ khiến chúng ta cảm thấy thứ bị phủ định không phải là một phần trong cái tôi mà là toàn bộ cái tôi, giống như bản thân thật vô dụng, không có thuốc chữa vậy. Điều đó sẽ uy hiếp tới cái tôi hài hòa mà một tay chúng ta xây dựng nên.

Nhà văn Samuel Smiles đã từng nói: “Gieo suy nghĩ, gặt hành vi; gieo hành vi, gặt tính cách; gieo tính cách, gặt số phận.”

Sở dĩ hôm nay chúng ta vẫn tầm thường như vậy, chính là vì chúng ta đã quen với việc tiến hành hợp lí hóa hành vi của bản thân. Khi những hành vi không tốt khiến chúng ta nảy sinh cảm giác bất lực, chúng ta đã giải thích nó thành tốt theo thói quen. Khi cái tôi trong hiện thực và cái tôi trong lí tưởng nảy sinh xung đột, chúng ta đã ôm lấy niềm vui giả tạo theo thói quen, trong khi đó vứt cái tôi chân thực sang một bên.

Chúng ta bỏ tâm sức xây dựng cho mình một hình tượng tốt đẹp giả tạo, tập trung quá nhiều tinh thần và sức lực trong việc giải thích hợp lí hóa, thì làm gì còn cơ hội nhìn rõ nhu cầu thật sự của bản thân nữa? “Tốt” có nghĩa là chúng ta không thể công kích, “tốt” cũng có nghĩa là chúng ta hoàn mĩ, không tỳ vết. Nếu đã như vậy, chúng ta đâu cần thiết phải có sự thay đổi? Có một câu nói như thế này: “Sự hoàn mĩ của một người nằm ở chỗ có thể tìm ra khuyết điểm của bản thân”. Trong khi đó, sự hoàn mĩ trong quan điểm của chúng ta là thứ không thể công kích. Những điểm “tốt” này cứ thế chắn ngang con đường chúng ta bước tới thành công, hạn chế sự tiến bộ của chúng ta.

“Niềm vui giả tạo mà chúng ta tìm thấy được trong thói quen xấu và hành vi không tốt của bản thân thực chất là: Chúng không hề tồn tại; bản thân ta có thể thoát khỏi chúng bất cứ lúc nào và nhìn thấy ý nghĩa tích cực, đúng đắn của những hành vi này.”

Nguyễn Hân sưu tầm

Tìm hiểu về chúng tôi tại:
Fanpace: Dược phẩm 5 Phát
Website: https://5phat.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *