2% – 3% dân số mắc bệnh vảy nến và gây những bất tiện khó khăn đối với người mắc trong cuộc sống. Vậy bệnh vảy nến là gì? Có lây không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới.

Bệnh vảy nến là gì?

Vảy nến là bệnh về da liễu thường xuyên xuất hiện và có thể tự biến mất. Vảy nến là khi các tế bào tái tạo da hoạt động nhanh hơn mức bình thường nhiều lần.

ti-le-mac-benh-vay-nen
2-3% dân số bị mắc bệnh vảy nến

Tốc độ tái tạo quá nhanh dẫn đến tích tụ và tạo thành những vảy trên bề mặt da. Bệnh vảy nến mang đến những cảm giác khó chịu, đau đớn, ngứa ngáy hơn thế người mắc bệnh còn bị ám ảnh tâm lý, tự ti.

Triệu chứng bệnh vảy nến

Những triệu chứng phổ biến của vảy nến thường thấy gồm:

  • Trên da xuất hiện nhiều mảng da đỏ, có vảy dày và óng ánh bạc.
  • Có nhiều đốm vảy nhỏ trên da, nhất là ở trẻ em.
  • Da khô, nứt nẻ, ngứa, nóng rát hoặc đau nhức ở vùng da bị bệnh.
  • Trên móng tay dày, có vết lõm hoặc đường rãnh.
  • Các khớp bị sưng và cứng.
benh-vay-nen
Da khô, ngứa ngáy là một trong những biểu hiện của bệnh vảy nến

Các khu vực hay bị nhất là vùng lưng dưới, khuỷu tay, đầu gối, chân, lòng bàn chân, da đầu, mặt và lòng bàn tay…

Đa số người bệnh đều trải qua các triệu chứng theo chu kỳ. Các đợt bùng phát bệnh có thể kéo dài vài tuần hoặc vài tháng, sau đó giảm dần và biến mất trong một thời gian đến khi tái phát đợt mới. Do nhạy cảm nên các sản phẩm bôi thoa cần ưu tiên dịu nhẹ, không hương liệu và đặc biệt nên có xuất xứ là dược mỹ phẩm nhé!

Ai dễ bị vảy nến?

Bệnh vảy nến ước tính ảnh hưởng đến 2% – 3% dân số. Tỷ lệ mắc bệnh thay đổi tùy theo độ tuổi, vị trí địa lý, dân tộc, kết hợp của các yếu tố môi trường và di truyền. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, thường trước 20 tuổi.

nguoi-de-bi-vay-nen
Người châu Âu dễ bị vảy nến hơn người châu Á
  • Người châu Âu dễ bị bệnh hơn người châu Á.
  • Bệnh có yếu tố di truyền.
  • Người mắc bệnh viêm ruột như bệnh Crohn hoặc viêm loét đại tràng có nguy cơ bị vảy nến cao hơn.

Bệnh vảy nến còn có liên quan đến béo phì, một số rối loạn tim mạch và chuyển hóa khác như tiểu đường.

Bệnh vảy nến có lây không?

Không. Bệnh vảy nến do hệ miễn dịch của người bệnh bị rối loạn, do đó tình trạng này không lây nhiễm từ người này sang người khác. Hầu hết những người mắc bệnh bị tổn thương da nhẹ có thể điều trị hiệu quả bằng các liệu pháp bôi ngoài da.

Cách chăm sóc khi bị vảy nến

Đối với những người bị vảy nến, viêm da cơ địa hay chàm thì dưỡng ẩm là một trong những bước điều trị quan trọng, kể cả giai đoạn cấp tính và mãn tính. Các sản phẩm dưỡng ẩm sẽ phục hồi chức năng hàng rào bảo vệ da, giảm thời gian sử dụng corticoid và cải thiện các triệu chứng khô da. Vậy vảy nến dưỡng ẩm như thế nào cho đúng?

kem-duong-skinamex
Kem dưỡng ẩm skinamex phù hợp cho người bị vảy nến, da chàm, viêm da cơ địa

Thành phần:

 Betaine: Chống viêm, làm dịu kích ứng da

 HA, lô hội: dưỡng ẩm, dịu da

 Hydrogenated Polyisobutene: khi thoa trên da tạo nên một lớp màng mỏng giúp ngăn ngừa sự mất nước cho da, cho làn da cảm giác mềm mại, mịn màng.

>> Kết cấu dạng kem, dày, thích hợp cho da body

>> Dưỡng ẩm cho da toàn thân, giúp làm mềm, giúp da mịn màng

>> Thích hợp cho da đang điều trị vảy nến, viêm da cơ địa, chàm.

Cách dùng kem dưỡng cho bệnh vảy nến

Lấy 1 lượng kem vừa đủ chấm đều lên vùng da cần dưỡng ẩm. Dùng tay xoa nhẹ để tán đều kem trên da, sau đó vỗ nhẹ lên da để kích thích cho dưỡng chất thấm vào da nhanh hơn. Ngày dùng 3-5 lần, hoặc bất cứ khi nào thấy da bị khô cần phải dưỡng ẩm.

Lưu ý khi dùng kem dưỡng skinamex

Không thoa lên vết thương hở lớn hoặc nơi bị bỏng có thể làm đau, xót.

Khi có những biểu hiện do bị kích ứng như: ngứa, mẩn đỏ, nổi mề đay da diện rộng thì ngưng sử dụng và xin chỉ dẫn từ bác sĩ.

Hi vọng qua bài viết bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi: Bệnh vảy nến là gì? Có lây không?. Qua đó bạn sẽ có cách điều trị và chăm sóc da phù hợp để cải thiện những triệu chứng khó chịu do bệnh vảy nến gây ra.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *