Người xưa có câu: Ngồi trên đống cát, ai cũng là hiền nhân, quân tử. Ngồi trên đống vàng mới biết ai thật sự là quân tử, hiền nhân. Một sự đúc kết tồn tại qua hàng ngàn đời: Khi còn nghèo khó, ai cũng như ai. Chỉ khi giàu có, tiền bạc tựa núi, của cải như rừng, mới biết ai thực sự là người thế nào.

Ảnh minh họa

Một câu chuyện có thật: Tại một thành phố ở Ấn Độ, vị thương gia mất cả ngày trời thương thảo với đối tác. Đêm về, mệt mỏi, đói khát, ông vào một nhà hàng, tự thưởng cho mình bữa tối thịnh soạn. Khi những món ăn đã sẵn sàng trên bàn, bất chợt ông nhìn thấy một cậu bé đang nhìn trộm qua tủ kính, thèm thuồng nhìn những món ăn ngon mắt trong nhà hàng. Có gì đó đâm nhói trong tim, ông vẫy cậu bé lại gần. Cậu bé dắt theo một cô em gái nhỏ. Ánh mắt hai đứa trẻ chỉ chăm chăm nhìn vào những đĩa thức ăn nóng hổi, chẳng cần biết người gọi chúng vào nhà hàng là ai. Và, không nói, không cười, không hề gây náo loạn, hai đứa trẻ ngấu nghiến ăn hết các món ăn ngon lành trên bàn. Vị thương gia không hề chạm vào đồ ăn cho đến tận lúc hai đứa trẻ rời đi. Ông thấy cơn đói được xua đi một cách lạ kỳ, một cảm giác khó tả lâng lâng trong lòng.

Vị thương gia gọi lại món ăn, nhẩn nha thưởng thức, sau đó gọi thanh toán. Ông xem tờ hóa đơn, một giọt nước mắt khẽ rơi. Ông nhìn người đàn ông tại quầy thu ngân và mỉm cười, anh ta đáp lại bằng nụ cười rạng rỡ. Tờ hóa đơn không hề ghi số tiền mà chỉ có một lời nhắn: “Thật đáng tiếc, chúng tôi không in được hóa đơn thanh toán cho tình người! Chúc ngài thượng lộ bình an!”.

Vị thương gia dùng “đức” – lấy tình thương đối xử với người nghèo. Chủ nhà hàng dùng “nhân” – thể hiện sự cảm phục, lấy “nghĩa” đáp lại “đức”. Không thể đo đếm được ai hơn ai!

Nguyễn Hân sưu tầm 

Tìm hiểu về chúng tôi tại:
Fanpace: Dược phẩm 5 Phát
Website: https://5phat.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *